THÔNG TIN
ẢNH NGẪU NHIÊN
VĂN BẢN MỚI
GÓC HỌC SINH
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn giao diện của website đẹp hay xấu?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Công tác chuyên môn

PHÒNG GD&ĐT QUẬN SƠN TRÀ       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG TH HAI BÀ TRƯNG                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       
   
     

 

 

      Số:  45 /BC-HBT                                                Sơn Trà, ngày 20 tháng 5  năm 2015 

 

                                                            BÁO CÁO

                                                                                                                       Tổng kết năm học 2014 -2015

 

          Căn cứ chỉ thị về nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 cấp Tiểu học quận Sơn Trà;

          Căn cứ công văn số 354/PGD ĐT ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Phòng GD&ĐT quận Sơn Trà về việc hướng dẫn tổng kết năm học 2014 - 2015 cấp tiểu học,

Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2014-2015 của nhà trường, trường TH  Hai Bà Trưng báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 cụ thể như sau:

I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Quy mô phát triển số lượng trường, lớp, học sinh, giáo viên

1.1. Tổng số lớp và học sinh:

 

KHỐI LỚP

TS LỚP

TS HS

NỮ

SỐ LỚP CÓ 36 HS TRỞ LÊN

SỐ LỚP CÓ 35 HS TRỞ XUỐNG

BÌNH QUÂN

HS/ LỚP

SỐ HS KT  HỌC HÒA NHẬP / TS TRẺ KT TRÊN ĐỊA BÀN

TỶ LỆ HSKT HUY ĐỘNG HỌC HOÀ NHẬP

Khối 1

4

158

75

4

/

39

0

0

Khối 2

5

220

118

5

/

44

2

100%

Khối 3

4

183

82

4

/

46

/

/

Khối 4

4

179

94

4

/

45

2

100%

Khối 5

4

172

83

4

/

43

2

100%

TỔNG CỘNG

21

912

452

21

/

43

6

100%

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Giáo viên đang giảng dạy

 

 

NAM 

NỮ

BIÊN CHẾ

HỢP ĐỒNG

ĐẠT CHUẨN

TRÊN CHUẨN

SL

%

SL

%

Tổng số

4

34

32

4

2

5,6%

34

94,4%

CBQL (HT + PHT)

1

1

2

/

 

 

2

100%

Văn hoá

2

22

22

2

1

4,2%

23

95,8%

Thể dục

1

1

2

/

 

 

2

100%

Âm nhạc

/

1

1

/

 

 

1

100%

Mỹ thuật

/

2

2

/

1

50%

1

50%

Anh văn

/

3

2

1

 

 

3

100%

Pháp văn

/

/

/

/

/

/

/

/

Tin học

/

1

/

1

 

 

1

100%

TPT

/

1

1

/

 

 

1

100%

TỔNG CỘNG

4

32

32

4

2

5,6%

34

94,4%

 

 

2. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng PCGDTH-ĐĐT

- Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của ngành cấp trên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tăng cường phụ đạo nhằm hạn chế học sinh yếu dẫn đến lưu ban bỏ học. 

- Giao số lượng học sinh cho GV phụ trách, phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội bằng nhiều biện pháp để đảm bảo duy trì sĩ số, chống bỏ học .

- Phân công điều tra, lấy số liệu chính xác và cập nhật kịp thời trẻ trong độ tuổi từ 6-14 trong địa bàn và đã huy động 100% các em ra lớp.

- Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, Công đoàn  với các đoàn thể xã hội của địa phương ( Hội khuyến học, Hội từ thiện … ) làm tốt công tác khuyến học, hỗ trợ có hiệu quả để những HS có hoàn cảnh khó khăn, HS biết vượt khó học tốt hoặc con gia đình chính sách. Trong các dịp Khai giảng năm học mới, Lễ hội trung thu và tết cho học sinh nghèo, nhà trường đã tặng quà để động viên các em.( tặng quà bằng gạo, quần áo, sách vở trên 6.000.000 đồng )

      - Tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND phường, phối hợp với UB dân số-gia đình trẻ em,  đại diện tổ dân phố, Hội khuyến học phường….tuyên truyền vận động CMHS huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp vào đầu năm học mới..

 

 

 

- Kết quả:

 

Tổng số

SL huy động

Tỷ lệ

Trẻ 6 tuổi (sinh năm 2008)

187

187

100%

Trẻ 6 - 14 tuổi

1253

1253

100%

Trẻ 11 tuổi đang học chương trình lớp 5 (sinh năm 2005)

142

142

100%

Trẻ 14 tuổi TNTH

132

132

100%

Trẻ khuyết tật

6

6

100%

 

3. Nâng cao chất lượng giáo dục

a) Thực hiện kế hoạch giáo dục, nội dung chương trình, dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học

- Nhà trường chỉ đạo tổ CM và giáo viên thực hiện đúng nội dung chương trình Tiểu học theo quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GD&ĐT bằng việc hướng dẫn tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học dựa trên chương trình của Quyết định 16, kết hợp với việc điều chỉnh nội dung dạy học theo công văn 5842/ BGD-ĐT ngày 1/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Giao quyền cho tổ CM, nhóm CM và cá nhân GV thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt phù hợp với khối lớp và đối tượng học sinh trong từng lớp, nội dung dạy học phải đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình học và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận xét đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

          - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá học sinh. Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014 của BGD-ĐT theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích với các hoạt động học tập. Tăng cường đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, trong đó chú trọng nhận xét cụ thể của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng để có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh kịp thời, tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào.

 

 

  Đối với HS khuyết tật: Nội dung dạy học cho các em dựa vào chương trình và SGK chung do Bộ GD&ĐT quy định; tuy nhiên nội dung giảng dạy cần nhẹ nhàng hơn, giáo viên cần quan tâm động viên và hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần đối với các em; chú trọng tập trung giảng dạy ở 2 môn Toán và Tiếng Việt sao cho đảm bảo phù hợp với kế hoạch giáo dục cá nhân  từng học sinh khuyết tật và yêu cầu đối với khả năng nhận thức của từng em, giúp các em hòa nhập với tập thể.

b) Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học         
          -  Tiếp tục thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; ...) vào các môn học và hoạt động giáo dục. Việc tích hợp đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh, không làm thay đổi nội dung dạy học, không làm tiết học nặng nề .

     - Chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trong bộ đồ dùng tối thiểu khi lên lớp; khuyến khích giáo viên làm thêm đồ dùng dạy học. Đặc biệt là giáo viên lớp 1 có nhiều đồ dùng dạy học sinh động. Trong năm học qua tổng số đồ dùng đã làm mới 54 bộ, chủ yếu về tuyên truyền biển đảo và giảng dạy Mĩ Thuật, Toán và Tiềng Việt.

          - Triển khai thực hiện quy chế chuyên môn, chuyên đề; đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới cách đánh giá; triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; thực hiện giảm tải chương trình giáo dục phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học quan tâm đến từng đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu. Giáo viên chủ động phối hợp linh hoạt các phư­ơng pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học, phát huy tính tích cực trong lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh, tạo không khí học tập sôi nổi, hào hứng lôi cuốn học sinh. Tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ở trên lớp. Tổ chức bồi dưỡng về đổi mới nội dung và PP dạy học thông qua việc tổ chức các chuyên đề, thăm lớp, dự giờ, hội giảng, khuyến khích GV học tập lẫn nhau và thiết kế giáo án điện tử, từng bước đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, nâng cao chất lượng tiếp thu của học sinh. Đổi mới đánh giá học sinh: thực hiện đánh giá học sinh theo đúng tinh thần của Thông tư 30/2014 –BGD-ĐT.

     - Đánh giá rút kinh nghiệm: Do thiếu phòng học, phòng chức năng, chưa có phòng trình giảng riêng biệt, phòng dạy tiếng Anh nên trong năm học qua còn ít bài giảng điện tử. Trong năm học đến, nhà trường sẽ đầu tư xây dựng, trang bị thêm phòng trình giảng để phát huy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

c) Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học

        -  Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức các chuyên đề, thăm lớp, dự giờ, thao giảng.

         - Thực hiện đầy đủ những quy định đối với giáo viên: Nghiên cứu kĩ chương trình, SGK, SGV và các tài liệu tham khảo khác. Soạn giáo án đầy đủ, thể hiện rõ hoạt động của giáo viên và học sinh; giảng dạy nhiệt tình, chu đáo. Thao giảng theo sự phân công của tổ chuyên môn và của nhà trường.

        -  Giáo viên căn cứ kết quả bàn giao chất lượng đầu năm học, tìm hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh để phân loại đối tượng, lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp, chú ý tạo niềm vui và hứng thú cho học sinh khi đến trường học tập và tham gia các hoạt động giáo dục khác.

        - Trong tiến trình lên lớp, giáo viên cần chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức lớp học phù hợp và có hiệu quả. Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo và độc lập của từng cá thể, giúp các em chủ động nắm vững bài học, tự lực hoặc hợp tác nhóm khi rèn luyện kĩ năng.

  - Chỉ đạo sâu sát việc sử dụng đồ dùng dạy học trong bộ đồ dùng tối thiểu; khuyến khích giáo viên làm thêm đồ dùng dạy học. Đặc biệt là giáo viên lớp 1 có nhiều đồ dùng dạy học sinh động phục vụ cho cong tác giảng dạy của mình.

- Nghiêm  cấm giáo dục, trách phạt học sinh, xúc phạm thân thể học sinh bằng biện pháp giáo dục tích cực, dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần, đáp ứng mong muốn của học sinh, giúp các em có tâm trạng vui vẻ, thoải mái khi đến trường và học tập đạt kết quả tốt. Từng bước hình thành cho các em kĩ năng sống qua các môn học.

 

          - Kết quả, các tổ chuyên môn đã  thống nhất thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo công văn 5842/ BGD-ĐT ngày 1/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sự phê duyệt của lãnh đạo nhà trường. Qua kiểm tra của Ban giám hiệu, đa số GV đã nghiêm túc thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học vì đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác dạy và học, các giáo viên, tổ chuyên môn.

          d) Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

- Ngoài việc đảm bảo chương trình chính khóa theo quyết định 16, nhà trường chỉ đạo việc củng cố kiến thức cho học sinh đại trà, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, dạy học 2 môn học tự chọn (Dạy Tiếng Anh tự chọn cho HS từ khối 3-5, dạy Tin học cho 12 lớp ở khối 3-5); tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa.

        - Việc bồi dưỡng CLB học sinh giỏi: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh được thành lập dưới hình thức câu lạc bộ, tổ chức cho các em có năng khiếu ở từng bộ môn đăng ký tham gia, nhà trường cử giáo viên có năng lực phụ trách. Các câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt vào các buổi chiều trong tuần.

        - Về thời lượng: đảm bảo thời khóa biểu dạy 7 tiết/ ngày. Mỗi tháng tổ chức một buổi hoạt động ngoài trời cho các em tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, tìm hiểu về các ngày lễ hội như lễ hội khai trường, vui hội trung thu; và phòng chống dịch bệnh, Hội khỏe Phù Đổng, Ngày hội HS sáng tạo, thực hành ATGT; phòng chống ma túy, HIV/AIDS; viết bài dự thi về biển đảo; vẽ tranh về biển đảo, môi trường, ATGT. Trong năm học này trường đã tổ chức cho học sinh lớp 4,5 thuyết trình văn học về chủ đề cuốn sách em yêu nhân ngày hội đọc sách sách

        - Kết hợp việc dạy 2 buổi/ngày với việc tổ chức bán trú cho học sinh có nhu cầu song đảm bảo thực hiện tốt vệ sinh  an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ học sinh.

       - Đảm bảo việc học sinh hiểu bài và hoàn thành bài tại lớp, không giao bài cho học sinh về nhà.

       - Kết quả về số lượng

KHỐI LỚP/TRƯỜNG

2 BUỔI/NGÀY

BÁN TRÚ

Ghi chú

Số lớp

Số HS

Tỷ lệ

Số lớp

Số HS

Tỷ lệ

Khối 1

4

158

100%

4

142

86,4%

 

Khối 2

5

220

100%

5

185

78%

 

Khối 3

4

183

100%

4

127

70,9%

 

Khối 4

4

179

100%

4

114

66,3%

 

Khối 5

4

172

100%

3

90

53,6%

 

TỔNG CỘNG

21

912

100%

20

658

71,9%

 

- Đánh giá chất lượng giảng dạy: Nhờ có thời gian tăng lên ở buổi thứ hai vì vậy giáo viên có điều kiện hơn để quan tâm rèn kĩ năng sống cho các em, các em được tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa, được rèn thêm kĩ năng các môn Toán, Tiếng Việt và Mĩ thuật. Do đó chất lượng đại trà tăng lên, khối Một, khối Năm không còn HS yếu, khối 2,4 giảm số HS yếu. Nhà trường phân công giáo viên dạy đủ 23 tiết/ 1 tuần, bộ phận chuyên môn nhà trường đã họp thông nhất phân bố thời khóa biểu đúng quy định, đảm bảo quyền lợi của giáo viên, học sinh. Tất cả các lớp đều được bố trí tiết tăng cường Toán và Tiếng Việt…. Đặc biệt ở khối 1,2 số tiết tăng cường môn Toán và môn Tiếng Việt được bố trí nhiều hơn so với các khối khác. Ở các khối khác giáo viên do không có nhiều tiết tăng cường cho môn Toán, TV nên giáo viên đã tăng cường đầu tư kiến thức cho các em ở các tiết chính khóa, vì vậy chất lượng đại trà cuối năm ở các lớp tăng lên đáng kể. Số lượng học sinh chưa hoàn thành( kiến thức, kĩ năng ) giảm hơn năm học trước. Đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

f) Tổ chức các chuyên đề, hoạt động chuyên môn

- Các chuyên đề  từ trường đến tổ đều có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi chuyên đề tổ chức dạy minh họa, sau đó rút kinh nghiệm và thống nhất những vấn đề về trình tự, phương pháp đặc trưng, hình thức tổ chức các hoạt động nên chất lượng chuyên đề đảm bảo có sự tham gia xây dựng hết sức hiệu quả của giáo viên.

- Sau mỗi lần thực hiện đều có biên bản đánh giá rút kinh nghiệm để kết luận thống nhất và gởi đến từng tổ. Ngoài việc tổ chức thao giảng chuyên đề các môn học, trường còn tổ chức lại 02 chuyên đề ( Bàn tay nặn bột, trường học mới VNEN )

 h) Môn tự chọn, chương trình thí điểm tiếng Anh

  - Môn Tiếng Anh: Ngoài việc thực hiện chương trình giảng dạy Tiếng Anh theo quy định của Bộ GD&ĐT dành cho khối lớp 3,4,5 theo chương trình mới 4 tiết/ tuần.

 - Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho 3 GV Anh Văn tham gia học tập đảm bảo nâng cao chuẩn theo quy định của thành phố; Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy nghiêm túc theo quy định mới của ngành.

- Môn Tin học (tự chọn): Tổ chức giảng dạy Tin học tự chọn cho HS khối lớp 3,4,5 mỗi tuần 2 tiết , thực hiện trên 12 lớp, chất lượng đảm bảo tốt cả về lý thuyết lẫn thực hành. Tuy nhiên, phòng máy chưa đảm bảo đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho nên học sinh được thực hành chưa nhiều vì lớp quá đông học sinh ( bình quân 43 em/ lớp.

   - Phối hợp với Công ty Đại Trường Phát tổ chức Tiếng Anh cho HS khối 1,2 theo chương trình xã hội hóa giáo dục với 100% học sinh tham gia ( không thu tiền 34 học sinh nghèo)

- Kết quả (số lượng)

KHỐI LỚP/

TRƯỜNG

TIẾNG ANH

TỰ CHỌN

TIN HỌC

TỰ CHỌN

CT THÍ ĐIỂM TIẾNG ANH

Số lớp

HS

Số lớp

HS

Số lớp

HS

Khối 3

4

183

4

183

/

/

Khối 4

4

179

4

179

/

/

Khối 5

4

172

4

172

/

/

TỔNG CỘNG

12

534

12

534

/

/

4. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại học sinh, bàn giao chất lượng học sinh, tổ chức các kì kiểm tra, các hội thi

a) Thực hiện việc đánh giá, xếp loại học sinh

- Năm học 2014-2015 không tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, nhưng nhà trường đã triển khai và thực hiện tốt, việc bàn giao chất lượng đầu, nhà trường đã thống kê phân loại những học sinh yếu kém để yêu cầu giáo viên tăng cường phụ đạo, ôn tập; sau mỗi kỳ kiểm tra, Ban giám hiệu tiếp tục rà soát, xem xét sự tiến bộ của các học sinh thuộc nhóm này để theo dõi sự tiến bộ của học sinh và yêu cầu giáo viên có kế hoạch, đề ra các biện pháp dạy học thích hợp giúp học sinh tiến bộ ( trách nhiệm của giáo viên, trách nhiệm của phụ huynh ). Bên cạnh đó, Ban giám hiệu cũng không ngừng kiểm tra đôn đốc nhắc nhở giáo viên phải thực hiện đầy đủ lương tâm trách nhiệm nhà giáo.

- Nhà trường triển khai và áp dụng nghiêm túc thông tư 30/2014 về đánh giá xếp loại học sinh. Trong thông tư có nhiều điểm khuyến khích và động viên người học, (không cho điểm, chỉ nhận xét theo chiều hướng khuyens khích, động viên là chính ) không gây áp lực cho các em, bên cạnh cũng có 1 số hạn chế như dễ làm cho học sinh ỷ lại vì kết quả học tập chỉ căn cứ vào kết quả thi cuối năm nên ngay từ đầu năm học Nhà trường đã tiến hành triển khai cụ thể thông tư 30 đến toàn thể GV giúp cho GV thấy rõ mục đích và các nguyên tắc đánh giá xếp loại học sinh cũng như rút kinh nghiệm về việc theo dõi, đánh giá của giáo viên năm học vừa qua.

- Trong năm học qua, từ trường đến tổ chuyên môn đã tiến hành tổ chức kiểm tra việc thực hiện thông tư 30/2014 trong việc chấm chữa bài nhận xét vào vở học sinh, vào sổ theo dõi đánh giá xếp loại giáo dục. Không có trường hợp nào vi phạm về cách đánh giá, nhận xét. Tuy nhiên, với số lượng học sinh đông, GVBM phải làm việc nhiề


> Phản hồi

> Tin khác


Copyright © 2012-2023 Bản quyền thuộc về Trường Tiểu học Hai Bà Trưng
Địa chỉ : Trần Hưng Đạo - Sơn Trà - Đà Nẵng
Email : [email protected] - Tel : (02363) 3910 122 - Website : thhaibatrungst.edu.vn

http://whos.amung.us/stats/uq54f0ytzbfz/ http://www.supercounters.com/stats/1127772